19/12/2024 11:00 135
Ngày 25/6/2015, Quốc Hội ban hành Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác An toàn, vệ sinh lao động và quản lý Nhà nước về An toàn, vệ sinh lao động. Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 gồm 93 Điều, 7 Chương và được áp dụng đến nay.
An toàn lao động: Là tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm trong sản xuất, kỹ thuật an toàn; bao gồm các giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
Vệ sinh lao động: Là hệ thống các biện pháp và phương tiện nhằm phòng ngừa tác động của yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động; gồm các giải pháp phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động.
An toàn lao động chính là giải pháp để không xảy ra tai nạn trong quá trình lao động; Vệ sinh lao động là giải pháp để giúp người lao động không bị các bệnh liên quan đến ngành nghề đang làm.
Luật An toàn vệ sinh lao động yêu cầu các doanh nghiệp, đơn vị, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện nghiêm túc các nội dung sau:
1. Quán triệt thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW ngày 18/9/2013 của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác An toàn, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Luật An toàn, vệ sinh lao động, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ATVSLĐ, các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Căn cứ vào số lượng lao động và ngành nghề sản xuất kinh doanh để tổ chức bộ phận ATVSLĐ; bộ phận y tế; thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh theo quy định tại Luật ATVSLĐ, Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATVSLĐ.
3. Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch ATVSLĐ năm 2024 theo quy định tại Luật ATVSLĐ, rà soát, xây dựng, bổ sung nội quy, quy trình, biện pháp làm việc an toàn, chú trọng các ngành, nghề, công việc có nguy cơ cao về ATVSLĐ.
4. Tổ chức tự kiểm tra, đánh giá nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
5. Thực hiện công tác huấn luyện ATVSLĐ:
- Phân loại và tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho các nhóm đối tượng theo quy định tại Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung.
- Căn cứ điều kiện, nguyên tắc, mức hỗ trợ, trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí huấn luyện ATVSLĐ tại mục 5, chương III, Nghị định số 88/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ.
7. Thực hiện đầy đủ các chế độ về bảo hộ lao động:
- Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động theo Thông tư số 04/2014/TT-BLĐTBXH ngày 12/02/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Thực hiện đúng quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ.
- Phân loại lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục ban hành kèm theo Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện các chế độ liên quan theo quy định.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động, quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động; quản lý bệnh nghề nghiệp theo quy định.
- Lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp, chữa bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ kinh phí phục hồi chức năng lao động cho người lao động theo quy định tại mục 1, mục 2, mục 3, chương III, Nghị định số 88/2020/NĐ-CP.
8. Xây dựng và áp dụng hiệu quả Hệ thống quản lý ATVSLĐ phù hợp.
9. Căn cứ vào Khoản 2, Điều 4 của Thông tư số 02/2017/TT-BLĐTBXH ngày 202/02/2017 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ để xây dựng kế hoạch hoạt động, thời gian tổ chức Tháng hành động ATVSLĐ từ ngày 01/5 đến ngày 31/5/2024.
10. Thực hiện nghiêm túc việc khai báo, điều tra, tai nạn lao động theo quy định; tổ chức thu thập, lưu trữ, tổng hợp, cung cấp, công bố, đánh giá về tình hình tai nạn lao động theo Thông tư số 13/2020/TT-BLĐTBXH ngày 27/11/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
11. Chế độ báo cáo: Theo quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.
Chính sách của Nhà nước về An toàn, vệ sinh lao động:
1. Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.
2. Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.
3. Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.
4. Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
5. Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.
Tác giả: Huỳnh Văn Xô
19/12/2024 11:00 135
19/12/2024 11:00 106
19/12/2024 11:00 149
10/12/2024 15:00 342
10/12/2024 12:00 332
01/11/2024 06:22 Phản ánh khẩn
15/08/2024 14:38 Phản ánh khẩn
29/11/2023 19:39 Phản ánh khẩn
26/10/2023 15:09 Phản ánh khẩn
19/10/2023 10:56 Phản ánh khẩn
12/10/2023 17:07 Phản ánh khẩn