Tây Ninh - Thứ Hai, 14/04/2025
Tìm kiếm

Chi tiết tin tức

“Công nghệ chiến lược phải gắn với sản phẩm chiến lược của địa phương”

Đó là nhận định của PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG-HCM khi đề xuất tỉnh Tây Ninh xác định sản phẩm chiến lược của địa phương để tìm kiếm công nghệ chiến lược phát triển tương ứng. Nhận định này được PGS.TS Vũ Hải Quân đưa ra tại Hội thảo khoa học “Giải pháp trọng tâm triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia tại tỉnh Tây Ninh”.

PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG-HCM và ông Nguyễn Hồng Thanh, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh đồng chủ trì hội thảo.

Hội thảo do ĐHQG-HCM và tỉnh Tây Ninh phối hợp tổ chức tại trụ sở UBND tỉnh Tây Ninh vào chiều ngày 08/4/2025. PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG-HCM và ông Nguyễn Hồng Thanh, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh đồng chủ trì hội thảo.

Tỉnh Tây Ninh cần xác định sản phẩm chiến lược của mình

Ông Nguyễn Hồng Thanh, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh phát biểu khai mạc hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Hồng Thanh cho biết hội thảo nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn dưới góc nhìn đa chiều của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và doanh nghiệp; đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, định hướng, tư vấn tháo gỡ các tồn tại, hạn chế và tham gia giải quyết các bài toán mà địa phương đang còn trăn trở; góp phần hiện thực hóa các mục tiêu Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57 của tỉnh.

Đồng thời, thông qua hội thảo, tỉnh mong muốn tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh Tây Ninh với ĐHQG-HCM. Qua đó, ĐHQG-HCM sẽ cùng chung sức đưa khoa học, công nghệ (KHCN), đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số (CĐS) trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh phát triển tăng tốc và bứt phá.

Phát biểu định hướng tại hội thảo, PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG-HCM cho biết ĐHQG-HCM đã đồng hành cùng các địa phương, bắt đầu từ TP.HCM, tư vấn triển khai Nghị quyết số 57. Các địa phương đều chủ động xây dựng chương trình hành động, kế hoạch triển khai và thành lập ban chỉ đạo để thực hiện Nghị quyết số 57.

Tuy nhiên, ông Quân cho rằng, trong quá trình triển khai, các địa phương đã gặp phải một số khó khăn, thách thức như tư duy cũ và cách tiếp cận bảo thủ; Thiếu niềm tin và động lực từ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; Chất lượng nguồn nhân lực và sự thiếu hụt chuyên môn trong lãnh đạo; Cơ chế quản lý mang tính kiểm soát hơn là khuyến khích sáng tạo…

PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐHQG-HCM phát biểu định hướng tại hội thảo.

Từ kinh nghiệm đồng hành cùng các địa phương, PGS.TS Vũ Hải Quân đề xuất công nghệ chiến lược phải gắn với sản phẩm chiến lược của địa phương. Việc xác định sản phẩm chiến lược của tỉnh Tây Ninh rất quan trọng. Nếu tỉnh xem du lịch là một sản phẩm chiến lược, thông qua KHCN, CĐS tỉnh sẽ làm gia tăng  giá trị thương hiệu, lợi nhuận  từ ngành du lịch mang lại cho địa phương. Sản phẩm chiến lược của tỉnh và công nghệ chiến lược có mối quan hệ hữu cơ. Từ mối quan hệ hữu cơ này, nhà nước (tỉnh), doanh nghiệp (nơi sản xuất sản phẩm chiến lược) và trường đại học tạo ra gọng kiềm 3 chân cùng nghiên cứu để cải tiến sản phẩm chiến lược.

Ông Quân cũng nhấn mạnh một mục tiêu quan trọng khác của hội thảo là quán triệt tinh thần Nghị quyết số 57. Theo đó, thông qua hội thảo, cán bộ cấp xã, huyện, tỉnh của Tây Ninh sẽ có nhận thức đầy đủ và toàn diện tinh thần Nghị quyết số 57.

Nhiều đề xuất về cơ chế chuyển đổi số

TS Nguyễn Tấn Đức, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tây Ninh trình bày Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57 của tỉnh.

Tổng quan Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57 và kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 03 của Chính phủ, TS Nguyễn Tấn Đức, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tây Ninh cho biết UBND tỉnh Tây Ninh đã đưa ra 3 mục tiêu phát triển KHCN, ĐMST và CĐS. Theo ông Đức, để thực hiện các mục tiêu này, một số bài toán đặt ra cho địa phương là thành lập và sử dụng hiệu quả Quỹ KHCN, ĐMST; hỗ trợ, thúc đẩy đoanh nghiệp ĐMST và CĐS; khơi gợi khát vọng để học sinh theo học các ngành khoa học kỹ thuật; Người nông dân có thể làm giàu dựa trên công nghệ số, ĐMST; triển khai hiệu quả mô hình tăng trưởng dựa trên KHCN, ĐMST, CĐS; thu hút được doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ số, trung tâm dữ liệu AI…

Trình bày tham luận “Một số đề xuất nhằm phát triển kinh tế số ở tỉnh Tây Ninh”, PGS.TS Đỗ Phú Trần Tình, Viện trưởng Viện Phát triển chính sách ĐHQG-HCM cho rằng UBND tỉnh Tây Ninh cần thực hiện chiến lược “đứng trên vai người khổng lồ” trong phát triển KHCN, ĐMST để thúc đẩy kinh tế số phát triển. Theo đó, tỉnh cần hợp tác với các đại học, viện nghiên cứu để nhận chuyển giao kết quả nghiên cứu, mô hình và ứng dụng công nghệ có sẵn vào sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, tỉnh cần áp dụng một số giải pháp quan trọng khác như xây dựng chính sách phát triển hạ tầng số và dữ liệu số; chính sách hỗ trợ doanh nghiệp CĐS; chính sách phát triển nguồn nhân lực số; chính sách đo lường và giám sát kinh tế số.

Thảo luận về chiến lược CĐS của tỉnh Tây Ninh, GS.TS Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa, cho rằng tỉnh nên ưu tiên số hóa những dữ liệu dùng chung trong quản lý và điều hành công tác hành chính. Đồng thời, tỉnh cần có cơ chế chính sách thu hút đầu tư doanh nghiệp thay vì đầu tư phát triển công nghệ chiến lược cũng như lựa chọn công nghệ và sản phẩm chiến lược phù hợp nhu cầu của tỉnh để đầu tư phát triển.

Theo PGS.TS Trần Mạnh Hà, Phó Giám đốc phụ trách Khu Công nghệ phần mềm ĐHQG-HCM, tỉnh cần xem xét 5 vấn đề về CĐS, gồm (1) Nhu cầu thực hiện CĐS; (2) Nguồn nhân lực về công nghệ thông tin tương ứng với nhu cầu CĐS; (3) Nguồn lực tài chính; (4) Hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông và (5) Năng lực về công nghệ của lãnh đạo. Đối với 5 vấn đề này, ĐHQG-HCM có thể hỗ trợ tỉnh tư vấn chính sách CĐS theo ngành nghề, lĩnh vực kinh tế; tư vấn chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ CĐS; cung cấp các chương trình đào tạo ngắn hạn, trực tuyến để bồi dưỡng nhân lực CĐS và phối hợp xây dựng các trung tâm dữ liệu để CĐS cho tỉnh.

Chia sẻ các quan điểm trên, PGS.TS Hồ Quốc Bằng, Phó Trưởng ban Phụ trách ban Đối ngoại và Phát triển Dự án đề xuất tỉnh Tây Ninh nên triển khai chương trình bình dân học vụ số, tập trung ứng dụng AI trong công việc hằng ngày của cán bộ, viên chức để tăng năng suất làm việc. Các hoạt động này có thể triển khai ngay sau hội thảo. Ông Bằng cũng kiến nghị tỉnh thành lập các quỹ đào tạo nhằm cấp học bổng cho các sinh viên giỏi đang theo học tại TP.HCM và ĐHQG-HCM để các em có thể quay về phục vụ tỉnh; xây dựng quỹ KHCN, ĐMST để giúp các nhà khoa học của ĐHQG-HCM và tỉnh cùng tham gia xây dựng các đề tài, dự án khoa học giải quyết các bài toán thực tiễn của tỉnh.

Hội thảo còn lắng nghe các đề xuất về việc đẩy mạnh phát triển khu vực tư, hợp tác công tư và thương mại hóa nghiên cứu khoa học; xây dựng các cơ sở hạ tầng KHCN, các trung tâm công nghệ cao; đầu tư nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong các hệ thống y tế công của tỉnh, thành lập các đề án chuyển đổi số bệnh viện, phát triển nền tảng khám chữa bệnh từ xa…

Phát biểu kết luận hội thảo, ông Nguyễn Hồng Thanh, quyền Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh nhấn mạnh các ý kiến thảo luận của chuyên gia, nhà khoa học của ĐHQG-HCM đã phân tích làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn, thể hiện tầm nhìn rộng và chiều sâu tư duy; đồng thời, đã đề xuất, tư vấn, gợi ý nhiều giải pháp, cung cấp cơ sở xây dựng cơ chế và định hướng nhằm góp phần giải quyết các vấn đề về KHCN, ĐMST và CĐS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.

PGS.TS Đỗ Phú Trần Tình, Viện trưởng Viện Phát triển chính sách ĐHQG-HCM đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế số của tỉnh Tây Ninh.

GS.TS Mai Thanh Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa, đề xuất tỉnh nên ưu tiên số hóa dữ liệu dùng chung trong quản lý và điều hành công tác hành chính của tỉnh.

Toàn cảnh hội thảo.

Nguồn: https://vnuhcm.edu.vn/

snapedit_1744160621980.png

Lượt xem: 18

File đính kèm:

Bình luận

Phản ánh khẩn Xem thêm 

Phường Ninh Sơn, Thành phố Tây Ninh, Tỉnh Tây Ninh

01/11/2024 06:22 Phản ánh khẩn

Phản ánh nhiều nhánh, gốc cây chặn ngang miệng cống làm ảnh hưởng đến dòng chảy

Tỉnh Tây Ninh

15/08/2024 14:38 Phản ánh khẩn

Phản ánh về thực trạng đường giao thông khu vực ấp 4, xã Suối Ngô, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh xuống cấp với nhiều ổ gà, ảnh hưởng đến người dân khi tham gia giao thông

7A11 KP1 ĐƯỜNG 30 THÁNG 4, Phường 1, Thành phố Tây Ninh, Tây Ninh

29/11/2023 19:39 Phản ánh khẩn

Phản ánh mở nhạc um xùm tại Phường 1, Tp.Tây Ninh

Tỉnh Tây Ninh, Tỉnh Tây Ninh, Việt Nam

26/10/2023 15:09 Phản ánh khẩn

Phản ánh, kiến nghị đường hư hỏng nghiêm trọng Đoạn Hẻm số 12 ( Phạm Văn Đồng, khu phố Hiệp Hoà, phường Hiệp Tân, thị xã Hoà Thành) đến cà phê Đồng Lan

Huyện Gò Dầu, Tỉnh Tây Ninh, Việt Nam

19/10/2023 10:56 Phản ánh khẩn

Phản ánh đèn đường Quốc lộ 22A , đoạn từ nhà thờ Bình Nguyên đến khách sạn Bình An, ấp Trâm Vàng 1, xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu ban đêm không bật đèn

Thị xã Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh, Việt Nam

12/10/2023 17:07 Phản ánh khẩn

Phản ánh tình trạng đường bị xuống cấp tại gần trường THCS Truơng Tùng Quân . khu phố An Bình . phường An Tịnh . Tx Trảng Bàng

Thông tin tuyên truyền Xem thêm 

>