Tây Ninh - Thứ Sáu, 25/04/2025
Tìm kiếm

Chi tiết tin tức

Nhận diện bản sắc văn hóa và truyền thống gia đình tỉnh Tây Ninh

Vừa qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện bản sắc văn hóa và truyền thống gia đình tỉnh Tây Ninh”.

Hội thảo được nghe ý kiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu, từ đó làm rõ hơn nội dung bản sắc văn hóa và truyền thống gia đình tỉnh Tây Ninh; đúc kết những đặc sắc, tiêu biểu nhằm xây dựng hệ thống triết lý nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa và truyền thống gia đình tốt đẹp, hạn chế cái xấu; góp phần xây dựng và phát triển con người hướng đến chân - thiện - mỹ.

Kết quả của Hội thảo là cơ sở dữ liệu khoa học làm nguồn tham khảo cho cấp có thẩm quyền xây dựng các chủ trương, chính sách về văn hóa, gia đình; và là nguồn dữ liệu để xây dựng các sản phẩm du lịch riêng có của Tây Ninh nhằm giới thiệu bản sắc văn hóa và truyền thống gia đình, phục vụ phát triển du lịch bền vững đến với du khách, đồng thời với bảo tồn bản sắc văn hóa, truyền thống gia đình tốt đẹp của tỉnh Tây Ninh.

Qua báo cáo tổng kết Hội thảo (do PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ thực hiện), Tây Ninh sở hữu nguồn lực phong phú, tích cực và đang đứng trước thời gian “vàng” để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó nguồn lực con người và văn hóa là một trong những nhân tố cốt lõi trong chính sách địa phương.

Về vị trí địa lý: Tây Ninh sở hữu nguồn lực tự nhiên vượt trội so với các địa phương Nam Bộ: “tính chất bản lề, chuyển tiếp địa hình giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ”, chất giao thoa văn hóa Đông và Tây Nam Bộ cao; tính chất vùng biên sâu đậm (trong số các địa phương có chung biên giới với Campuchia), giữ vai trò quan trọng trong kết nối TP.HCM với Phnôm Pênh cũng như trong quan hệ giao lưu văn hóa với Campuchia, Thái Lan, Lào và cả Đông Nam Á lục địa.

Tài nguyên thiên nhiên phong phú: Rừng, hồ và hai dòng sông “hình sông thế núi”. Đặc biệt, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Núi Bà Đen là một biểu tượng chung của tỉnh; là một trong các biểu tượng sinh thái – nhân văn của tỉnh Tây Ninh.

Vị thế biên giới gắn Tây Ninh với vị trí cầu nối giao thương – giao lưu văn hóa Việt Nam – ASEAN. Tỉnh có đường biên giới dài 240 km, có 3 cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài, Xa Mát, Tân Nam; 3 cửa khẩu quốc gia là Kà Tum, Chàng Riệc, Phước Tân và 10 cửa khẩu phụ đóng vai trò quan trọng trong giao thương và giao lưu văn hóa Việt Nam – Campuchia.

Về nguồn lực con người và văn hóa: Tây Ninh đang sở hữu vốn văn hóa quý giá. Truyền thống văn hóa Nam Bộ được lưu giữ (hóa thạch ngoại diên, được thẩm thấu vào tôn giáo và tín ngưỡng dân gian; lòng yêu nước và tính đa dạng tộc người và đa dạng văn hóa.

Theo tác giả Trần Ngọc Thêm, Tây Ninh có thể được coi là một “Nam Bộ thu nhỏ”. Ngoài vị trí thuận lợi và sự đa dạng về nguồn lực tự nhiên, Tây Ninh còn có sự phong phú nguồn lực con người văn hóa – kinh tế - du lịch, dù có một hạn chế là tỷ lệ lao động qua đào tạo kỹ thuật còn thấp so với các tỉnh, thành Đông Nam Bộ.

Tây Ninh có di tích Tháp Bình Thạnh, Chóp Mạt..; Di tích Lịch sử Văn hóa Quốc gia Đặc biệt Căn cứ Trung ương cục Miền Nam, Tam giác Sắt...

Quần thể tín ngưỡng – tôn giáo Núi Bà; Tòa thánh Tây Ninh; một số di sản – thiết chế văn hóa truyền thống. Nguồn lực sinh thái – văn hóa phục vụ phát triển kinh tế du lịch.

Di sản văn hóa dân gian: đình thần; nhà cổ Việt, Hoa; nhà sàn Khmer, nghệ nhân, làng nghề thủ công, v.v...

Vấn đề bản sắc văn hóa Tây Ninh: Theo phân tích của các tác giả, tỉnh Tây Ninh mang một số đặc trưng văn hóa nổi bật: tính hội tụ các nguồn lực văn hóa; tính chất vùng biên và vai trò cầu nối văn hóa; tính khoan dung văn hóa.

Truyền thống bản sắc Tây Ninh thể hiện mạnh mẽ qua đạo Cao Đài, Linh Sơn Thánh Mẫu, đa dạng văn hóa tộc người, phong phú các giá trị lịch sử cách mạng... Theo tác giả Phạm Đắc Vy Thảo, đạo Cao Đài ở Tây Ninh là nơi lưu giữ nét văn hóa truyền thống ở Tây Ninh.

Theo tác giả Nguyễn Văn Hiệu, tính “dung hợp vạn giáo” tạo ra cho Cao Đài đặc tính hội tụ. Giá trị văn hóa đạo Cao Đài được biểu hiện qua các đặc điểm: tính toàn cầu trong tôn giáo, tính triết lý về quan điểm vạn giáo nhất lý, tính triết học trong nhân sinh quan, tính văn minh trong nghi lễ, tính chung thủy trong gia đình, tính dân chủ trong sinh hoạt, tính dân tộc trong lễ nhạc, tính truyền thống trong việc nhập thế phụng sự nhân sinh.

Đạo đức và nghi lễ Cao Đài lan tỏa vào không gian văn hóa gia đình và không gian văn hóa đình làng.

+ Tính hội tụ trong bản sắc văn hóa:

- Hội tụ giá trị lịch sử - cách mạng: Văn hóa hậu Óc Eo, văn hóa khai khẩn và chống ngoại xâm: Quan lớn Trà Vong - Đặng Văn Trước; TW cục miền Nam, Tam giác Sắt.

- Hội tụ trong văn hóa truyền thống: lễ hội gia đình, lễ hội cộng đồng (lễ Kỳ yên..), lễ hội tín ngưỡng (Bà Đen), lễ hội tôn giáo (Cao Đài)…; văn hóa Việt, Khmer, Hoa, Tà Mun..; giao lưu văn hóa đa tộc người.

- Hội tụ trong sáng tạo văn hóa đảm bảo đời sống: ẩm thực Tây Ninh độc đáo bánh tráng, bánh canh Trảng Bàng, muối tôm – muối ớt Tây Ninh; ẩm thực chay Tây Ninh (gắn với đạo Cao Đài).

Ở chừng mực nhất định, với tính hội tụ hiện có, Tây Ninh có thể xem như một Nam Bộ thu nhỏ về mặt văn hóa.

+ Ở tính chất vùng biên và vai trò cầu nối văn hóa

Tây Ninh là một vùng biên (đường biên giới dài), tuy biên nhưng không viễn (không xa xôi, hẻo lánh) so với nhiều địa phương biên giới; ngược lại, với tính hội tụ nói trên, Tây Ninh đã và đang đóng vai trò cầu nối giao thương – giao lưu văn hóa quan trọng, điển hình của khu vực Nam Bộ với khu vực Đông Nam Á lục địa.

Vai trò cầu nối của văn hóa Tây Ninh được hình thành từ nhiều nguồn lực, từ đa dạng tài nguyên sinh thái – nhân văn và phẩm chất văn hóa khoan dung của con người Tây Ninh.

+ Tính khoan dung văn hóa

Với bối cảnh đa tộc người – đa văn hóa, con người Tây Ninh trong lịch sử và hiện tại đã hết sức khoan hòa, bao dung, linh hoạt trong sáng tạo văn hóa và giao lưu – tiếp biến văn hóa; nhờ vậy, các dân tộc Tây Ninh thể hiện tinh thần khoan dung văn hóa cao trong tất cả các bình diện đời sống văn hóa, từ tín ngưỡng – tôn giáo, phong tục – lễ hội cho đến các bình diện đời sống thế tục, đặc biệt là ẩm thực. Với tính khoan dung văn hóa, các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa, Chăm, Tà-Mun và 17 dân tộc khác đã và đang chung sức xây dựng bức tranh khoan dung văn hóa độc đáo ở Tây Ninh (Người Hoa/Khmer theo đạo Cao Đài; người Việt tham gia sinh hoạt tôn giáo trong ngôi chùa Khmer..)

Đời sống văn hóa của người Khmer Nam bộ ở Tây Ninh với những lễ hội, nghi thức đầy sắc màu góp phần tạo nên nét độc đáo cho ngành du lịch Tây Ninh.

Với vị trí cầu nối thương mại và văn hóa, Tây Ninh đang thực hiện rất tốt nhiệm vụ không gian giao lưu kinh tế - văn hóa Việt Nam – Đông Nam Á ở khu vực Nam Bộ. Với nhiều kế hoạch chiến lược thúc đẩy hiệu quả vành đai kinh tế TP. HCM – Phnom Pênh trong tương lai, Tây Ninh chắc chắn sẽ phát huy tốt hơn nữa vai trò này. Tính khoan dung văn hóa của con người Tây Ninh góp phần giúp Tây Ninh thực hiện tốt nhiệm vụ ấy.

Truyền thống gia đình Tây Ninh: Tây Ninh sở hữu nguồn lực con người văn hóa độc đáo, đặc thù, hội tụ hầu hết các đặc tính, giá trị con người Nam Bộ (tính chất chuyển tiếp Đông và Tây Nam Bộ; tính chất vùng biên..).

+ Con người Tây Ninh:

Cần cù, chịu khó, giản dị, bộc trực, chân thành trong lối sống, sản xuất, chiến đấu và xây dựng quê hương;

Tình nghĩa, thủy chung, khoan dung, hiếu khách, hiếu lễ, lạc quan, trọng nghĩa khinh tài trong đời sống cá nhân, gia đình và đời sống xã hội;

Yêu nước, kiên trung trong nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc thiêng liêng.

+ Gia đình Tây Ninh đề cao tiết nghĩa; coi trọng truyền thống song rất linh hoạt và khoan dung trong tiếp nhận, “vượt gộp” và “tái cấu trúc” truyền thống gia đình Tây Ninh

Con người Tây Ninh đề cao văn hóa tiết nghĩa, trong đó chủ yếu phải kể đến vai trò đạo Cao Đài trong hệ thống nghi lễ gia đình & cộng đồng, trong lối sống và tư duy. Ở con người Tây Ninh, những điểm sáng của văn hóa từ điếu; tinh thần bổn phận; lòng khoan dung cũng góp phần quan trọng vào quá trình hình thành truyền thống con người cá nhân, gia đình và xã hội.Đạo Cao Đài, trong chừng mực nào đó, đã góp phần tạo bản sắc gia đình Tây Ninh.

Với nền tảng của truyền thống tín ngưỡng tôn giáo mạnh mẽ, đề cao triết lý nhân - quả và lòng khoan dung văn hóa, truyền thống gia đình các dân tộc Tây Ninh hết sức coi trọng mặt giáo dục tiết hạnh, đạo nghĩa gia đình, đức hạnh và hành vi từng cá nhân trong gia đình (Việt: tín ngưỡng Bà Đen, Cao Đài, Phật giáo; Khmer, Tà Mun: Phật giáo, vật linh giáo; Hoa: tín ngưỡng đa thần, Phật giáo, Cao Đài; Chăm: Islam..).

Xây dựng triết lý thể hiện và phát huy giá trị bản sắc văn hóa và truyền thống gia đình Tây Ninh

Hệ thống triết lý - giá trị bản sắc văn hóa & truyền thống gia đình Tây Ninh:

Từ cơ sở phân tích trên, Hội thảo kết luận và đề xuất hệ thống giá trị bản sắc của truyền thống văn hóa Tây Ninh (gia đình, cộng đồng) như sau:

Hội thảo khoa học “Nhận diện bản sắc văn hóa và truyền thống gia đình tỉnh Tây Ninh” được tổ chức chu đáo, trọng thể, nội dung đáp ứng được các yêu cầu, mục đích đề ra. Trên cơ sở các dữ liệu thu thập được thông qua Hội thảo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ hoàn thiện tài liệu hội thảo và in ấn để lưu trữ và giới thiệu rộng rãi nhằm phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống gia đình tỉnh Tây Ninh, phục vụ phát triển du lịch bền vững; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong tỉnh.

z3321226178572_1840d8c60a2cf5911ffe1b89244dd258.jpg

Lượt xem: 17707

File đính kèm:

Bình luận

Phản ánh khẩn Xem thêm 

Phường Ninh Sơn, Thành phố Tây Ninh, Tỉnh Tây Ninh

01/11/2024 06:22 Phản ánh khẩn

Phản ánh nhiều nhánh, gốc cây chặn ngang miệng cống làm ảnh hưởng đến dòng chảy

Tỉnh Tây Ninh

15/08/2024 14:38 Phản ánh khẩn

Phản ánh về thực trạng đường giao thông khu vực ấp 4, xã Suối Ngô, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh xuống cấp với nhiều ổ gà, ảnh hưởng đến người dân khi tham gia giao thông

7A11 KP1 ĐƯỜNG 30 THÁNG 4, Phường 1, Thành phố Tây Ninh, Tây Ninh

29/11/2023 19:39 Phản ánh khẩn

Phản ánh mở nhạc um xùm tại Phường 1, Tp.Tây Ninh

Tỉnh Tây Ninh, Tỉnh Tây Ninh, Việt Nam

26/10/2023 15:09 Phản ánh khẩn

Phản ánh, kiến nghị đường hư hỏng nghiêm trọng Đoạn Hẻm số 12 ( Phạm Văn Đồng, khu phố Hiệp Hoà, phường Hiệp Tân, thị xã Hoà Thành) đến cà phê Đồng Lan

Huyện Gò Dầu, Tỉnh Tây Ninh, Việt Nam

19/10/2023 10:56 Phản ánh khẩn

Phản ánh đèn đường Quốc lộ 22A , đoạn từ nhà thờ Bình Nguyên đến khách sạn Bình An, ấp Trâm Vàng 1, xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu ban đêm không bật đèn

Thị xã Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh, Việt Nam

12/10/2023 17:07 Phản ánh khẩn

Phản ánh tình trạng đường bị xuống cấp tại gần trường THCS Truơng Tùng Quân . khu phố An Bình . phường An Tịnh . Tx Trảng Bàng

Thông tin tuyên truyền Xem thêm 

>