25/12/2024 09:00 176
Tại kỳ họp thứ hai HĐND tỉnh khóa X đã thống nhất thông qua Nghị quyết về chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2022-2025.
Căn cứ Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, giai đoạn 2022-2025;
Thực hiện Công văn số 324/UBND-KT ngày 24 tháng 01 năm 2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2021 của HĐND tỉnh.
Qua quá trình triển khai thực hiện và nhu cầu thực tế phát sinh, Sở Thông tin và Truyền thông tuyên truyền hướng dẫn thực hiện các nội dung Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND, như sau:
I. TRÌNH TỰ THỦ TỤC THỰC HIỆN
1. Đăng ký áp dụng VietGAP
a) Hồ sơ
- Giấy đăng ký áp dụng VietGAP của cơ sở có xác nhận của UBND cấp xã, phường, thị trấn (theo mẫu tại Phụ lục I kèm theo Hướng dẫn này).
- Bản sao Giấy chứng nhận sản phẩm VietGAP được cấp lần đầu (trường hợp tự thực hiện và đã có chứng nhận hoặc đăng ký cấp lại).
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất hợp pháp theo quy định trong thời gian ít nhất là 03 năm kể từ ngày đăng ký thực hiện VietGAP (bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản sao hợp đồng thuê đất, mượn hoặc thỏa thuận khác phải có xác nhận UBND xã, phường, thị trấn).
b) Quy trình thực hiện
- Cơ sở nộp hồ sơ đăng ký tại Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện; Phòng Kinh tế thị xã, thành phố.
- Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Kinh tế tham mưu UBND huyện, thị xã, thành phố:
+ Tổ chức kiểm tra sự phù hợp của địa điểm đầu tư (địa điểm có phù hợp với điều kiện về quy mô sản xuất, thẩm định nội dung đăng ký của cơ sở, hướng dẫn cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định).
+ Thông báo kết quả thẩm định bằng văn bản cho cơ sở (trường hợp không đạt yêu cầu phải nêu rõ lý do).
+ Tổng hợp danh sách và hồ sơ cơ sở đăng ký đạt yêu cầu (theo mẫu tại Phụ lục III kèm theo Hướng dẫn này) gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ đăng ký VietGAP trước ngày 15/6 (đợt 1) và trước ngày 01/11 (đợt 2) hàng năm.
+ Tùy tình hình đăng ký của địa phương, UBND cấp huyện có thể gộp các cơ sở đăng ký với nhau để thực hiện một số nhiệm vụ chung như: lấy đại diện mẫu đất, nước, không khí chung cho xã/khu vực; tổ chức đào tạo, tập huấn nhiều cơ sở trên địa bàn xã để triển khai thực hiện chung cho toàn huyện. Đối với các cơ sở có diện tích nhỏ, lẻ không đáp ứng về quy mô diện tích theo quy định, đề nghị UBND xã, phường, thị trấn hướng dẫn các cơ sở thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết.
- Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Xem xét hồ sơ và thông báo kết quả cho UBND cấp huyện biết để thông báo cho cơ sở thực hiện và chuẩn bị tất cả các hồ sơ có liên quan.
2. Hỗ trợ kinh phí áp dụng VietGAP sau khi có Giấy chứng nhận
a) Hồ sơ
- Bản đề nghị hỗ trợ kinh phí áp dụng VietGAP của cơ sở sản xuất (theo mẫu tại Phụ lục II kèm theo Hướng dẫn này);
- Giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP (bản sao);
- Giấy chứng nhận đào tạo đạt tiêu chuẩn VietGAP (bản sao);
- Kết quả phân tích mẫu đất, nước, mẫu không khí và mẫu sản phẩm đáp ứng theo quy định hiện hành (bản sao có chứng thực);
- Hóa đơn và các chứng từ có liên quan kinh phí thực hiện các nội dung: (1) phân tích mẫu đất, mẫu nước, mẫu không khí; (2) xây dựng hệ thống xử lý chất thải; (3) thuê đơn vị tư vấn đào tạo, tập huấn; (4) thuê đơn vị đánh giá cấp giấy chứng nhận VietGAP (bản chính).
* Lưu ý:
+ Trường hợp cơ sở hợp đồng trọn gói với 01 đơn vị tư vấn thực hiện thì cần bổ sung thêm hồ sơ năng lực của công ty về hoạt động kiểm nghiệm, đào tạo và chứng nhận đánh giá đạt chuẩn VietGAP hoặc hợp đồng, hoá đơn thể hiện thông tin thực hiện dịch vụ giữa đơn vị tư vấn với đơn vị chức năng liên quan.
+ Hồ sơ chứng từ theo quy định tài chính (thời hạn thanh toán không quá 01 năm xét theo ngày cấp Giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản xuất VietGAP).
b) Quy trình thực hiện
- Cơ sở nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí thực hiện VietGAP trực tiếp hoặc qua đường bưu điện (bản photo) về Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (lĩnh vực trồng trọt), Chi cục Chăn nuôi và Thú y (lĩnh vực chăn nuôi và thuỷ sản); chậm nhất vào ngày 15/11 hàng năm.
- Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp UBND cấp huyện, xã tổ chức thẩm định hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí thực hiện VietGAP của cơ sở.
+ Kiểm tra hồ sơ đề nghị hỗ trợ, thông báo đến cơ sở và UBND cấp huyện, các trường hợp bổ sung hồ sơ hoặc không đạt yêu cầu và nêu rõ lý do.
+ Tổ chức hội đồng thẩm định nội dung đề nghị hỗ trợ kinh phí của cơ sở (Biên bản và báo cáo của Hội đồng thẩm định).
+ Tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ.
+ Thanh quyết toán theo quy định, tiến hành cấp phát kinh phí hỗ trợ bằng hình thức chuyển khoản cho cơ sở thông qua tài khoản tại ngân hàng theo đơn đăng ký hỗ trợ.
Tác giả: Huỳnh Văn Xô
25/12/2024 09:00 176
25/12/2024 09:00 101
19/12/2024 11:00 185
19/12/2024 11:00 132
19/12/2024 11:00 180
01/11/2024 06:22 Phản ánh khẩn
15/08/2024 14:38 Phản ánh khẩn
29/11/2023 19:39 Phản ánh khẩn
26/10/2023 15:09 Phản ánh khẩn
19/10/2023 10:56 Phản ánh khẩn
12/10/2023 17:07 Phản ánh khẩn