25/12/2024 09:00 176
Lừa đảo trực tuyến là vấn đề đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội. Các đối tượng xấu lợi dụng bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin để thực hiện nhiều vụ lừa đảo trực tuyến, chiếm đoạt tài sản có giá trị cao.
24 HÌNH THỨC LỪA ĐẢO TRỰC TUYẾN
Hiện nay có 3 nhóm lừa đảo chính: giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác, với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam
Đó là lừa đảo “combo du lịch giá rẻ”; lừa đảo cuộc gọi video Deepfake (là phương tiện tổng hợp điều khiển bằng kỹ thuật số để thay thế chân dung của người này bằng chân dung của người khác), Deepvoice (một biến thể của công nghệ Deepfake, sử dụng trí tuệ nhân tạo AI và các thuật toán phức tạp để giả giọng nói của bất kỳ ai); lừa đảo “khóa SIM” vì chưa chuẩn hóa thuê bao; giả mạo biên lai chuyển tiền thành công; giả danh giáo viên/nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu; chiêu trò lừa đảo tuyển người mẫu nhí; thủ đoạn giả danh các công ty tài chính, ngân hàng; cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen…; giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp (BHXH, ngân hàng…); lừa đảo SMS Brandname, phát tán tin nhắn giả mạo; lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp; lừa đảo tuyển cộng tác viên online (trực tuyến); đánh cắp tài khoản mạng xã hội, nhắn tin lừa đảo; giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện lừa đảo; rao bán hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử; đánh cắp thông tin căn cước công dân đi vay nợ tín dụng; lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng; lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa; lừa đảo lấy cắp Telegram OTP; lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền như FlashAI; lừa đảo dịch vụ lấy lại Facebook; lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư tài chính, gửi bưu kiện, trúng thưởng…; rải link phishing (tấn công giả mạo là hình thức tấn công mạng mà kẻ tấn công giả mạo thành một đơn vị uy tín để lừa đảo người dùng cung cấp thông tin cá nhân cho chúng), seeding quảng cáo bẩn trên Facebook; lừa đảo cho số đánh đề.
Các hình thức lừa đảo trên không gian mạng được các đối tượng lừa đảo thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau và ngày càng tinh vi, trong đó nhắm vào nhiều nhóm đối tượng, bao gồm người cao tuổi, trẻ em, sinh viên, đối tượng công nhân, nhân viên văn phòng… Mỗi nhóm đối tượng ở độ tuổi khác nhau, kẻ xấu thực hiện những hình thức dẫn dụ khác nhau, mục tiêu chung của chúng là lấy lòng tin, đánh cắp thông tin người dùng, sau đó chiếm đoạt tài sản.
PHẢI LÀM GÌ KHI ĐÃ BỊ LỪA ĐẢO
Khi nghi ngờ hoặc phát hiện lừa đảo, hãy làm theo các bước sau:
Nếu đã chuyển tiền cho một kẻ lừa đảo cần làm ngay:
Nếu một kẻ lừa đảo có thông tin cá nhân hoặc thông tin cá nhân của bạn (tên, số điện thoại, email, địa chỉ, giấy tờ tùy thân) đã bị rò rỉ do vi phạm dữ liệu. Đây là những việc cần làm:
Nếu kẻ lừa đảo đã truy cập vào máy tính hoặc điện thoại của bạn, giả vờ là người từ nhà cung cấp Internet hoặc điện thoại của bạn, nói rằng bạn gặp sự cố kỹ thuật và yêu cầu quyền truy cập vào thiết bị của bạn. Sau đó, những kẻ lừa đảo sẽ lây nhiễm vi-rút vào đó để đánh cắp mật khẩu và thông tin tài chính của bạn. Đây là những việc cần làm:
Liên hệ đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về an ninh mạng, an toàn thông tin sau:
Bên cạnh đó, Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại 63 tỉnh/thành phố là cánh tay nối dài của Bộ Thông tin và Truyền thông tại các tỉnh, thành phố.
Tác giả: Huỳnh Văn Xô
25/12/2024 09:00 176
25/12/2024 09:00 101
19/12/2024 11:00 185
19/12/2024 11:00 132
19/12/2024 11:00 180
01/11/2024 06:22 Phản ánh khẩn
15/08/2024 14:38 Phản ánh khẩn
29/11/2023 19:39 Phản ánh khẩn
26/10/2023 15:09 Phản ánh khẩn
19/10/2023 10:56 Phản ánh khẩn
12/10/2023 17:07 Phản ánh khẩn