Tây Ninh - Thứ Tư, 25/12/2024
Tìm kiếm

Chi tiết tin tức

Chung tay phòng, chống dịch bệnh, giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch Sởi

Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế thế giới WHO, tại khu vực châu Âu, số ca mắc bệnh Sởi năm 2023 là hơn 300.000 ca, tăng hơn 30 lần so với năm 2022. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, số ca mắc bệnh Sởi đã tăng 255% từ năm 2022 đến năm 2023.

Tại Việt Nam, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong thời gian qua và việc gián đoạn cung ứng các vắc xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) năm 2023 đã tác động đến tỷ lệ tiêm chủng các vắc xin cho trẻ em trên toàn quốc. Nhiều trẻ chưa được tiêm chủng đúng lịch, chưa tiêm chủng đủ mũi các vắc xin trong những năm gần đây là yếu tố nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh bao gồm Sởi.

Bệnh sởi là bệnh lây nhiễm cấp tính, lây từ người bệnh sang người lành qua còn đường tiếp xúc. Vì vậy, bệnh dễ lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, nhất là những nơi đông người như trường học, khu dân cư,…

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sởi, do hệ miễn dịch còn non yếu. Vì vậy, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển theo chiều hướng xấu, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Hiện nay, bệnh sởi ở trẻ em chưa có thuốc đặc trị. Các biện pháp điều trị chủ yếu là làm giảm triệu chứng, kết hợp với vệ sinh thân thể sạch sẽ và cải thiện chế độ dinh dưỡng.

Mặc dù là bệnh lý lành tính, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây các biến chứng nguy hiểm sau:

  • Viêm phế quản, viêm tai giữa cấp: Đây là những biến chứng thường gặp nhất khi trẻ bị bệnh sởi;
  • Viêm phổi nặng: Trẻ có thể bị sốt cao, nhiễm trùng, bạch cầu tăng, nghe phổi thấy ran nổ, hình ảnh x-quang hiển thị các nốt mờ rải rác ở hai trường phổi;
  • Viêm não – màng não: Đây là biến chứng ảnh hưởng lên hệ thống thần kinh trung ương có thể đi lại di chứng nặng nề, thậm chí gây tử vong. Các biểu hiện bao gồm: co giật, sốt cao, đái dầm, bí đái, rối loạn ý thức, hôn mê;
  • Biến chứng tiêu hóa: Viêm cam tẩu mã, niêm mạc miệng gây hoại tử, hơi thở có mũi. Viêm ruột với biểu hiện tiêu chảy thường nặng nề hơn so với các loại tiêu chảy khác;
    Suy dinh dưỡng hậu sởi;
  • Biến chứng mắt – loét giác mạc, có thể gây mù vĩnh viễn;
  • Sinh non, sảy thai khi phụ nữ đang mang thai.

Các cách phòng tránh bệnh sởi bao gồm:

  • Cách ly, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, người nghi bị nhiễm bệnh.
  • Nếu có tiếp xúc với người bệnh cần rửa tay, sát khuẩn sạch sẽ.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nơi ở, nơi làm việc thoáng mát, sạch sẽ.
  • Nếu dịch sởi bùng phát cần hạn chế đến nơi tập trung đông người.

Tuy nhiên, cách phòng tránh bệnh sởi hiệu quả và lâu dài nhất vẫn là tiêm phòng vắc xin sởi. Đối với trẻ sơ sinh đã nhận được kháng thể miễn dịch từ mẹ truyền qua nhau thai sẽ có khả năng miễn dịch cho đến 6 tháng tuổi, nhiều em bé còn lưu giữ kháng thể này cho đến tháng thứ 9. Từ tháng thứ 9 trở đi, trẻ cần được bảo vệ bởi vắc xin sởi. Hai mũi vắc xin sởi sẽ được tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi. Khi được tiêm mũi thứ 1, trẻ sẽ có khoảng 80 - 85% khả năng miễn dịch. Hoàn thành mũi thứ 2 khả năng miễn dịch ở trẻ tăng lên mức 90 - 95%.

Theo báo cáo của hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm từ đầu năm đến nay, trong nước ghi nhận rải rác 42 trường hợp mắc bệnh Sởi và sốt phát ban nghi Sởi tại 13 tỉnh, thành phố, không ghi nhận ổ dịch tập trung.

Để phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả, cách tốt nhất là tiêm phòng vắc – xin sởi (bắt đầu từ tháng 9 trở ra), ngoài ra chúng ta cần thực hiện những biện pháp phòng bệnh dưới đây để ngăn ngừa dịch sởi bùng phát:

  • Tiêm phòng đầy đủ;
  • Tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh. Để đạt được hiệu quả cao trẻ cần được tiêm đủ 2 mũi, mũi 1 từ 9 – 12 tháng tuổi, mũi 2 từ 18 – 24 tháng; (Mỗi mũi cách nhau 10 tháng)
  • Tiêm phòng cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên nên có 2 liều, cách nhau ít nhất 28 ngày;
  • Thanh thiếu niên và người lớn chưa bị sởi hoặc chưa được tiêm phòng nên được tiêm 2 liều vắc xin sởi, cách nhau ít nhất 28 ngày.

Ngoài ra, để ngăn ngừa bệnh sởi cần rửa tay thường xuyên, che miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo (không phải tay) khi ho hoặc hắt hơi; hạn chế tiếp xúc gần gũi, chẳng hạn như hôn, ôm, hoặc chia sẻ dụng cụ ăn uống với người mắc hoặc nghi mắc bệnh sởi.

Tác giả: Huỳnh Văn Xô

soi.jpg

Lượt xem: 316

File đính kèm:

Bình luận

Phản ánh khẩn Xem thêm 

Phường Ninh Sơn, Thành phố Tây Ninh, Tỉnh Tây Ninh

01/11/2024 06:22 Phản ánh khẩn

Phản ánh nhiều nhánh, gốc cây chặn ngang miệng cống làm ảnh hưởng đến dòng chảy

Tỉnh Tây Ninh

15/08/2024 14:38 Phản ánh khẩn

Phản ánh về thực trạng đường giao thông khu vực ấp 4, xã Suối Ngô, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh xuống cấp với nhiều ổ gà, ảnh hưởng đến người dân khi tham gia giao thông

7A11 KP1 ĐƯỜNG 30 THÁNG 4, Phường 1, Thành phố Tây Ninh, Tây Ninh

29/11/2023 19:39 Phản ánh khẩn

Phản ánh mở nhạc um xùm tại Phường 1, Tp.Tây Ninh

Tỉnh Tây Ninh, Tỉnh Tây Ninh, Việt Nam

26/10/2023 15:09 Phản ánh khẩn

Phản ánh, kiến nghị đường hư hỏng nghiêm trọng Đoạn Hẻm số 12 ( Phạm Văn Đồng, khu phố Hiệp Hoà, phường Hiệp Tân, thị xã Hoà Thành) đến cà phê Đồng Lan

Huyện Gò Dầu, Tỉnh Tây Ninh, Việt Nam

19/10/2023 10:56 Phản ánh khẩn

Phản ánh đèn đường Quốc lộ 22A , đoạn từ nhà thờ Bình Nguyên đến khách sạn Bình An, ấp Trâm Vàng 1, xã Thanh Phước, huyện Gò Dầu ban đêm không bật đèn

Thị xã Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh, Việt Nam

12/10/2023 17:07 Phản ánh khẩn

Phản ánh tình trạng đường bị xuống cấp tại gần trường THCS Truơng Tùng Quân . khu phố An Bình . phường An Tịnh . Tx Trảng Bàng

Thông tin tuyên truyền Xem thêm 

>