25/12/2024 09:00 1
Sở Thông tin và Truyền thông Tây Ninh đề nghị người dân nâng cao cảnh giác khi có người lạ làm quen trên mạng, không cung cấp thông tin cá nhân, không làm theo hướng dẫn của đối tượng lạ đặc biệt là yêu cầu chuyển tiền. Người dân cũng cần xác minh lý lịch của đối tượng để tránh sập bẫy lừa đảo.
Vừa qua, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) phát đi cảnh báo người dùng Việt Nam về chiến dịch lừa đảo trực tuyến qua email mới, có quy mô quốc tế, đồng thời chỉ ra 5 hình thức lừa đảo phổ biến trên không gian mạng Việt Nam tuần qua (từ ngày 19 đến 25/3/2024).
LỪA ĐẢO TRỰC TUYẾN MỚI QUA EMAIL
Là một chiến dịch lừa đảo quy mô quốc tế đang diễn ra, bắt đầu từ email lừa đảo chủ đề “tiền lương” để lừa người nhận mở tài liệu Microsoft Word đính kèm. Khi được mở sẽ yêu cầu nạn nhân nhập mật khẩu được cung cấp trong email và cho phép chỉnh sửa, sau đó nhấp đúp vào biểu tượng máy in trong tài liệu để xem biểu đồ lương. Từ đó, đối tượng tấn công và chiếm đoạt tài sản trên thiết bị nạn nhân.
LỪA ĐẢO ĐỌC SÁCH NHẬN LƯƠNG
“Đọc sách mỗi ngày để nhận lương” được nhận định là hình thức lừa đảo online nổi bật gần đây, biến tướng từ hình thức “thực hiện nhiệm vụ”, “nhận thưởng”. Sở Thông tin và Truyền thông khuyến nghị người dân cảnh giác khi gặp các trường hợp, hành vi bất thường, không minh bạch trên mạng xã hội.
LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN KHI “ĐĂNG KÝ KHÓA TU MÙA HÈ”
Trước thực trạng các khóa tu mùa hè đang nổi lên trên các trang mạng xã hội, các đối tượng lừa đảo lập trang “tu sinh mùa hè” để dẫn dụ phụ huynh học sinh tham gia và làm theo hướng dẫn nhằm chiếm đoạt tài sản.
LỪA ĐẢO TIỀN ĐIỆN TỬ, TIỀN ẢO
Các đối tượng lừa đảo tạo phần mềm, ứng dụng giả mạo các sàn giao dịch, ví điện tử hoặc gọi điện, nhắn tin cung cấp các link truy cập để tải phần mềm, ứng dụng về thiết bị của người dùng để kêu gọi tham gia đầu tư sàn giao dịch tiền ảo có thể kiếm nhiều lợi nhuận. Sau khi người dùng đầu tư và có lợi nhuận. Nếu nhà đầu có nhu cầu rút tiền lợi nhuận, các đối tượng lừa đảo đưa ra các yêu cầu nhà đầu tư phải đóng các loại phí do đối tượng hướng dẫn để rút được tiền.
LỪA ĐẢO CÀI PHẦN MỀM DỊCH VỤ CÔNG GIẢ MẠO
Dù không phải là hình thức lừa đảo mới, song gần đây nhiều người dân bị dính bẫy lừa cài phần mềm dịch vụ công giả mạo, tạo cơ hội để đối tượng chiếm điều khiển điện thoại và từ đó lấy cắp tài sản.
LỪA ĐẢO CẦN NGƯỜI GIỮ HỘ TIỀN
Thời gian gần đây, trên mạng xã hội, các đối tượng lừa đảo đăng hình ảnh, bài viết giả danh bác sĩ, doanh nhân, kỹ sư người nước ngoài và kết bạn với nạn nhân. Đối tượng tự nhận đang làm việc tại nước có chiến tranh, hiện có nhiều ngoại tệ cần người tin tưởng giữ hộ. Khi đã lấy được sự tin tưởng của nạn nhân, đối tượng lại giả danh nhân viên chuyển hàng quốc tế, nhân viên sân bay để liên lạc yêu cầu gửi các loại phí, thuế... thì mới nhận được gói hàng chứa ngoại tệ.
Với các thủ đoạn lừa đảo trên, các đối tượng đã lừa đảo xuyên quốc gia, chiếm đoạt số tiền gần 100 tỷ đồng của nhiều nạn nhân trên cả nước. Trước thực trạng đó, Sở Thông tin và Truyền thông Tây Ninh đề nghị:
Tuyệt đối không tham gia đầu tư, mua bán trên các sàn giao dịch tiền ảo, tiền kỹ thuật số hay website, app đầu tư tiền ảo, vì việc đầu tư tiền ảo tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho nhà đầu tư do các sàn tiền ảo chưa có đại diện pháp luật tại Việt Nam và tiền ảo cũng chưa được pháp luật Việt Nam công nhận.
Tác giả: Huỳnh Văn Xô
25/12/2024 09:00 1
25/12/2024 09:00 2
19/12/2024 11:00 172
19/12/2024 11:00 126
19/12/2024 11:00 173
01/11/2024 06:22 Phản ánh khẩn
15/08/2024 14:38 Phản ánh khẩn
29/11/2023 19:39 Phản ánh khẩn
26/10/2023 15:09 Phản ánh khẩn
19/10/2023 10:56 Phản ánh khẩn
12/10/2023 17:07 Phản ánh khẩn